Skip to main content
 

Bệnh tâm lý là là thuật ngữ chỉ các dạng bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần. Khi mắc bệnh tâm lý thì cảm xúc, suy nghĩ cũng như hành vi của người bệnh có những thay đổi khác thường. Hầu hết những bệnh này sẽ có chung 1 số biểu hiện, triệu chứng. Tuy nhiên, có thể phân biệt bệnh dựa vào những đặc điểm khác nhau về mặt khoa học.

Các loại bệnh tâm lí thường gặp

Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi loạn thần (mất liên hệ với thực tại), ảo giác (các tri giác sai), hoang tưởng (các niềm tin sai lạc), tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, cảm xúc thờ ơ vô cảm (giới hạn cảm xúc), suy giảm nhận thức (suy giảm trong khả năng lập luận và giải quyết vấn đề) rối loạn chức năng nghề nghiệp và xã hội.

– Một số triệu chứng của thiểu năng trí tuệ:

  • Hoang tưởng;
  • Ảo giác;
  • Ngôn ngữ thanh xuân;
  • Hành vi thanh xuân;
  • Hành vi căng trương lực;
  • Cùn mòn cảm xúc;
  • Ngôn ngữ nghèo nàn;
  • Mất ý chí;

Nguyên nhân dẫn đến

  • Yếu tố di truyền;
  • Yếu tố sinh hóa;
  • Yếu tố gia đình;
  • Yếu tố môi trường;

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm thường có nhiều loại khác nhau như: trầm cảm nặng, trầm cảm nhẹ, trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn, trầm cảm tái diễn, trầm cảm nặng và tái diễn, trầm cảm mức độ nhẹ liên tục, trầm cảm di chứng của rối loạn khí sắc trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc.

Các biểu hiện chính của bệnh trầm cảm:

Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nhẹ còn có 7 triệu chứng khác liên quan là:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mệt mỏi
  • Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm nhẹ:

  • Do sang chấn tâm lý
  • Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh
  • Do bệnh thực thể ở não

Hưng cảm là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, hoạt động tăng, tư duy hưng phấn kèm các dấu hiệu rối loạn thực thể như mất ngủ, thèm ăn, gia tăng khả năng hoạt động tình dục, sụt cân…

Hưng cảm còn là triệu chứng xảy ra ở những người bị rối loạn lưỡng cực I – người bệnh có ít nhất một giai đoạn hưng cảm hoặc một giai đoạn hỗn hợp. Trong thực tế, ngoài giai đoạn hưng cảm hoặc hỗn hợp, bệnh nhân thường có thêm một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm chủ yếu.

Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Có mức năng lượng cao hơn bình thường, thường hay cười, nói, hát hò nhưng đột ngột trở nên cáu gắt, kích động, không tự kiềm chế được
  • Giảm nhu cầu ngủ, có thể chỉ ngủ vài giờ trong ngày
  • Thích khẳng định bản thân, ưa khoe khoang, hống hách, cái tôi cao
  • Nói to, nói rất nhiều và rất nhanh
  • Tư duy hưng phấn, có nhiều ý tưởng và suy nghĩ nảy sinh dồn dập
  • Dễ bị phân tâm
  • Hoạt động hưng phấn, bồn chồn, không thể ngồi yên, cảm thấy không mệt mỏi nhưng không thể làm hoàn chỉnh một việc nào
  • Tăng ham muốn tình dục, có thể trở nên sỗ sàng, suồng sã, không biết xấu hổ
  • Dễ dàng tham gia hoặc tạo ra các hành vi nhiều rủi ro (như mua sắm, tiêu xài hoang phí, đầu tư mạo hiểm…)
  • Một số rối loạn khác như thèm ăn, ăn nhiều, ăn nhanh

Nguyên nhân:

Hưng cảm là 1 giai đoạn thuộc rối loạn lưỡng cực. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực vẫn chưa rõ ràng. Nếu trong gia đình từng có người mắc chứng này, các thế hệ sau cũng có khả năng mắc phải. Rối loạn lưỡng cực cũng có thể liên quan đến sự mất cân bằng hóa học của não bộ.

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm thần được đánh dấu bằng những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng quá kích thích, tăng động, nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm. Tâm lý bất ổn, tâm trạng lên – xuống bất thường có thể xuất hiện vài lần trong năm, hoặc vài lần trong tuần. Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn làm việc, duy trì mối quan hệ.

Triệu chứng rối loạn lưỡng cực:

1. Triệu chứng giai đoạn hưng cảm:

  • Tăng động, dư thừa năng lượng, không cần ngủ, ngủ ít
  • Hứng khởi nói chuyện, nói nhanh, nói nhiều
  • Suy nghĩ lạc quan, đơn giản, quyết định liều lĩnh không tính toán về tiền bạc, công việc

2. Triệu chứng giai đoạn trầm cảm:

  • Người bệnh cảm thấy buồn vô cớ, không điều gì làm cho họ khuây khỏa hoặc vui lên được
  • Người bệnh thường đánh giá thấp bản thân, cảm giác có lỗi
  • Cách nhìn về quá khứ, hiện tại, tương lai mang màu sắc ảm đạm
  • Buồn rầu, không tin vào khả năng lành bệnh
  • Cảm giác đau khổ vì tội lỗi, nỗi buồn không giải quyết được, cảm giác bế tắc không lối thoát thường làm người bệnh có ý tưởng tự sát.
  • Mất năng lượng, mất nhiệt huyết trong công việc, cơ thể suy nhược
  • Thay đổi chế độ ăn uống, chán ăn, khẩu vị giảm, có lúc bỏ ăn
  • Thay đổi giấc ngủ, khó vào giấc ngủ, ngủ hay bị thức giấc
  • Quá trình liên tưởng chậm chạp, người bệnh suy nghĩ lâu, trả lời chậm chạp, giảm khả năng tập trung chú ý
  • Hoạt động tình dục giảm, ở nữ có thể đi kèm kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực:

  • Di truyền và sinh lí học
  • Yếu tố môi trường

Alzheimer là chứng giảm trí nhớ ở người già (thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi), đặc trưng của bệnh là sự mất dần các neuron thần kinh và synap tại vỏ não và vùng dưới vỏ. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết ở người bệnh là suy giảm trí nhớ, khó khăn trong việc tìm từ ngữ phù hợp, suy giảm thị giác,…

Triệu chứng bệnh Alzheimer:

Giai đoạn tiền lâm sàng

  • Bắt đầu 10-20 năm trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện, do vậy bệnh nhân thường không được chẩn đoạn ở giai đoạn này.
  • Dấu hiệu đầu tiên là giảm trí nhớ, là đặc trưng chính của suy giảm nhận thức nhẹ. Kết quả hoàn toàn bình thường khi khám lâm sàng cũng như trắc nghiệm trí nhớ.
  • Không có bất thường gì trong tư duy cũng như hoạt động hàng ngày.

Giai đoạn nhẹ

  • Giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên
  • Vong ngôn: Nói quanh co, khó tìm từ;
  • Vong tri: Nhầm lẫn vị trí quen thuộc (dễ lạc đường);
  • Vong hành: Không chú ý đến trang phục, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hàng ngày;
  • Khó khăn trong quản lý tiền nong, hóa đơn;
  • Thay đổi khí sắc và nhân cách, lo âu;

Giai đoạn vừa: Phần lớn bệnh nhân được phát hiện giai đoạn này

  • Suy giảm trí nhớ nặng hơn: Quên cả hiện tại và quá khứ;
  • Vong ngôn: Ngôn ngữ mất tính lưu loát, nói sai ngữ pháp;
  • Vong tri: Lạc cả trong môi trường quen thuộc;
  • Vong  hành: Làm sai các công việc hàng ngày như mua sắm. nấu ăn, mặc quần áo,…
  • Các triệu chứng loạn thần và hành vi của bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Giai đoạn nặng: sống phụ thuộc hàn toàn vào người khác

  • Trí nhớ: Mất trí nhớ nặng;
  • Ngôn ngữ: Mất ngôn ngữ, không giao tiếp được;
  • Vong tri: Không nhận ra người thân và môi trường;
  • Vong hành: Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc;
  • Các triệu chứng là biến chứng của sa sút trí tuệ;
  • Triệu chứng loạn thần: kích động, trầm cảm, vô cảm, rối loạn hành vi ban đêm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer:

Bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám amyloid beta ngoại bào và các đám rối tơ thần kinh  nội bào , làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh và gây chết tế bào theo chương trình. Theo nghiên cứu dọc vủa bệnh nhân khỏe mạnh tiến triển thành Alzheimer cho thấy sự thoái hoá thần kinh này được ước tính bắt đầu từ 20 – 30 năm trước khi bất kỳ có biểu hiện lâm sàng nào của bệnh trở nên rõ ràng. Tuy nhiên mật độ và vị trí của mảng bám amyloid không tương quan với các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của Alzheimer. Các nghiên cứu về giải phẫu học cho thấy các thay đổi bệnh lý lan rộng toàn bộ vỏ não và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt là vùng đồi thị .

Thiểu năng trí tuệ là một bệnh lý phát triển thần kinh khởi phát trong thời thơ ấu. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và lưu giữ thông tin mới, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hành vi hàng ngày như kỹ năng xã hội và thói quen vệ sinh. Những người mắc bệnh này gặp phải những hạn chế đáng kể đối với hoạt động trí tuệ cũng như việc phát triển các kỹ năng sống và kỹ năng xã hội.

Triệu chứng bệnh thiểu năng trí tuệ

  • Khó nói;
  • Bắt đầu biết di chuyển xung quanh muộn hơn những trẻ khác;
  • Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn đơn giản;
  • Gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng xã hội;
  • Các kĩ năng vận động chậm phát triển;
  • Động kinh;
  • Các cơn giận dữ;
  • Hành vi hung hang;
  • Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ;
  • Khó giải quyết các vấn đề;
  • Khó phát triển các kỹ năng xã hội;
  • Khó thể hiện cảm xúc;
  • Không thể thực hiện các hoạt động cá nhân như mặc quần áo hay đi tắm.

Nguyên nhân gây thiểu năng trí tuệ:

  • Biến chứng thai kỳ;
  • Di truyền;
  • Mắc bệnh thời thơ ấu ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ;
  • Các yếu tố môi trường như ô nhiễm;
  • Lạm dụng thể chất hoặc cảm xúc nghiêm trọng;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Sinh non;
  • Bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down;
  • Chấn thương đầu.
Xem thêm các bệnh khác

Trò chuyện cùng dược sĩ

ZALO OA