Skip to main content

Mỡ máu hiện tại là một căn bệnh dễ dàng mắc phải do chế độ ăn và vận động không lành mạnh. Đi kèm theo căn bệnh ấy là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, một trong số đó phải kể đến đó chính là đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.

  1. Bệnh mỡ máu là gì?
  2. Dấu hiệu của mỡ máu cao
  3. Nguyên nhân gây ra máu nhiễm mỡ
  4. Mối liên hệ giữa mỡ máu và đột quỵ.
  5. Cách phòng ngừa

1. Bệnh mỡ máu là gì?

Mỡ máu hay gọi khác là lipid máu, cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Nhắc đến cholesterol nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là chất nguy hiểm và là tác nhân của nhiều căn bệnh khác nhau, tuy nhiên cholesterol có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng giúp cơ thể hình thành cấu trúc tế bào, tiền tạo vitamin D, các hormone để trở nên khỏe mạnh và phát triển. Chúng chỉ thực sự có hại khi bị các loại cholesterol bị rối loạn, tiêu biểu là xơ vữa động mạch.

Trước tiên, để hiểu được “máu nhiễm mỡ là gì” thì bạn cần biết sơ qua 4 thành phần của mỡ máu thường hay được dùng để kiểm tra, theo dõi là Cholesterol, Triglycerid, HDL – cholesterol (mỡ tốt) và LDL-cholesterol (mỡ xấu).

Bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ tiếng anh là hyperlipidemia (hyper là nhiều quá, lipid là mỡ, emia là máu), là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu khi tình trạng mỡ trong máu vượt quá mức cho phép. Hiểu theo y học thì đây là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc gia tăng cả hai.

Khi xét nghiệm, tùy theo chỉ số kết quả mà sẽ xác định được tình trạng bệnh đang nặng hay nhẹ. Bệnh máu mỡ sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

2. Dấu hiệu của bệnh mỡ máu cao

Mỡ máu cao thường không có biểu hiện cụ thể rõ ràng, chỉ được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe định kì hoặc gặp những biến chứng nguy hiểm tác động trực tiếp đến sức khỏe như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…Một số ít trường hợp với tình trạng máu mỡ rất cao sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, dễ dàng xuất hiện cũng dễ dàng mất đi
  • Phát hiện khối u hoặc vết ban vàng dưới da, nốt phồng to
  • Có vòng cung màu trắng xung quanh giác mạc
  • Xuất hiện các cục u trong góc mắt
  • Ngoài ra, cũng có thể đi kèm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt,…

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu

3.1. Nguyên nhân nguyên phát gây bệnh mỡ máu

Trong y khoa có một thuật ngữ được gọi là tăng mỡ máu gia đình. Nguyên nhân của việc này là do đột biến gen di truyền từ cha mẹ nên ngay từ khi sinh ra đã tiềm ẩn nguy cơ bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ, dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành sớm:

  • Gia đình đã từng có người bị đột quỵ và mắc bệnh mạch vành sớm: Là bố hoặc anh trai dưới 55 tuổi, mẹ hoặc chị gái dưới 65 tuổi
  • Đã bị tình trạng liên quan đến cholesterol: Có thành viên trong gia đình mắc phải.

3.2. Nguyên nhân thứ phát

Điều này xuất hiện bởi yếu tố lối sống cá hàng ngày, tích tụ lâu dài rồi dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa
  • Lười vận động, thể dục thể thao
  • Bệnh béo phì, cân nặng tăng nhanh
  • Sử dụng thường xuyên chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng và stress.

4. Mối liên hệ giữa bệnh mỡ máu và đột quỵ

Mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên  nguyên nhân đột quỵ . Khi lượng mỡ máu quá cao khiến cho lòng mạch bị cản trở lưu thông bởi các mảng bám phân tử lipid, đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành nên các cục máu đông trong lòng mạch gây tắc nghẽn mạch máu não làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

  • Mỡ máu chính là nguyên nhân gây nên đột quỵ bởi các mảng xơ vữa gây hẹp tắc nghẽn mạch máu não. Theo thống kê có đến 93% người đột quỵ có rối loạn mỡ máu.
  • Tại Việt Nam (theo số liệu thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam) hàng năm có đến 200.000 người bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu và 50% trong số đó tử vong hoặc bị tàn phế suốt đời do biến chứng của đột quỵ não.
  • Hiện nay, theo các nghiên cứu về đột quỵ và bệnh mỡ máu cho thấy tỷ lệ mắc mỡ máu tăng cao ở người trẻ tuổi khiến cho tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng theo đó tăng cao. Tại Việt Nam số người bị bệnh mỡ máu ở tuổi trưởng thành từ 18-20 tuổi là 30%, số người đột quỵ trong độ tuổi từ 18 đến 50 là 15% tổng số ca mắc đột quỵ.
  •  Đột quỵ do các cục máu đông hình thành từ các mảng xơ vữa động mạch từ bệnh mỡ máu là thể đột quỵ thường gặp nhất, chiếm đến 75-85% tổng số các ca đột quỵ.
  •  Khi mắc bệnh mỡ máu cao nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ dự phòng được nguy cơ đột quỵ. Đây là mục tiêu hàng đầu trong việc điều trị dự phòng sớm đột quỵ do mỡ máu và các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu não.

6. Cách phòng ngừa bệnh máu mỡ

Đừng để tình trạng mắc bệnh rồi mới lo cứu chữa, ngay từ bây giờ hãy bảo vệ bản thân mình bằng cách lập ra những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và áp dụng ngay vào cuộc sống. Ngoài ra nên đi kiểm tra mỡ máu thường xuyên để có thể chủ động khi xảy ra bất kì vấn đề gì. Một vài biện pháp phòng ngừa mỡ máu cao bạn cần quan tâm như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hạn chế tối đa chất béo bão hòa
  • Thể dục thể thao thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày và khoảng 5 ngày mỗi tuần
  • Bỏ ngay thuốc lá bởi sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến các mạch máu và làm giảm HDL cholesterol
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích bởi chúng sẽ làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính
  • Duy trì vóc dáng cân đối, béo phì và thừa cân chính là tác nhân chính gây ra bệnh mỡ máu
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SARAFINE Nhật Bản – Sản phẩm xuất xứ chính hãng Nhật Bản, đầy đủ giấy tờ, đảm bảo uy tín và chất lượng. Đây là sự kết hợp đặc biệt của các thành phần như: chiết xuất giảo cổ lam, cám gạo và đậu nành lên men bằng Bacillus Natto, chiết xuất cánh hoa hồng, xoài Châu Phi, bột cúc vu,…giúp hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Càn Nguyên hi vọng với những gì vừa chia sẻ, bạn có thể thay đổi được thói quen ăn uống khoa học để rời xa bệnh tật. Bệnh máu mỡ cao tuy nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu với thực đơn thơm ngon, lành mạnh!

Leave a Reply