Skip to main content
Wiki
< All Topics
Print

I. Số liệu về ung thư trực tràng:

Theo thống kê của GLOBOCAN tại Việt Nam năm 2020, ung thư trực tràng đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc mới và thứ 6 trong số các nguyên nhân tử vong do ung thư. Chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam đã có đến:

  • 9.399 ca mắc ung thư trực tràng mới.
  • 4.758 ca tử vong do ung thư trực tràng.
  • 82% trường hợp phát hiện ung thư trực tràng ở độ tuổi trên 50 tuổi.
  • 80% trường hợp ung thư trực tràng phát triển từ polyp

II. Đối tượng cần tầm soát trực tràng:

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi người cần định kỳ đi khám sức khỏe – tầm soát ung thư 1-2 lần/năm. Tuy nhiên với căn bệnh ung thư trực tràng, bạn cần đi tầm soát ngay nếu có các biểu hiện sau:

  • Đi cầu ra máu kéo dài với đặc điểm máu nhầy như máu cá
  • Rối loạn bài tiết phân: Đi cầu bón hoặc lỏng kéo dài… cảm giác đi cầu không hết phân, thay đổi hình dạng phân (phân không thành khuôn, phân dẹt nhỏ hơn bình thường…)
  • Đau bụng: Đau quặn hoặc đau lâm râm vùng bụng, chán ăn khó tiêu, cảm giác ăn không ngon miệng, đầy chướng bụng.
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi, suy nhược

Bên cạnh đó, các đổi tượng nguy cơ sau cần tầm soát định kỳ:

  • Tuổi cao: nguy cơ bị ung thư trực tràng tăng cao rõ rệt sau 45 tuổi.
  • Tiền sử đã bị polyp (đặc biệt là nhiều polyp) hoặc ung thư đại – trực tràng.
  • Tiền sử bị viêm đại tràng mạn tính bao gồm cả bệnh Crohn.
  • Đã từng xạ trị ung thư trước đó tại vùng bụng.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại – trực tràng hoặc đa polyp tuyến đại trực tràng: theo thống kê, trong 5 bệnh nhân ung thư trực tràng thì sẽ có 1 trường hợp có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư trực tràng, thường gặp nhất là bố mẹ, anh chị em ruột.
  • Các hội chứng di truyền: 5 – 10% bệnh nhân ung thư trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình và hội chứng Lynch. Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn khá trẻ.
  • Chủng tộc và dân tộc: người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư đại trực tràng cao nhất trong tất cả các chủng tộc.
  • Đái tháo đường type II: bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type II nếu không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng cao và tiên lượng kém hơn người khỏe mạnh
  •  Lợi ích của việc tầm soát ung thư trực tràng:

Gói tầm soát ung thư trực tràng sẽ giúp Quý Khách kiểm tra toàn bộ trực tràng nhằm phát hiện các dấu hiệu, biểu hiện bất thường và dấu ấn ung thư ở giai đoạn sớm đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp ở trực tràng như viêm loét trực tràng, polyp tuyến trực tràng,…

  • Phát hiện ung thư trực tràng ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời: Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư trực tràng có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tầm soát ung thư trực tràng định kỳ sẽ giúp Quý Khách nhận biết các nguy cơ gây ung thư ở giai đoạn sớm để có các phương pháp can thiệp kịp thời.
  • Phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý ở trực tràng: Tầm soát ung thư trực tràng định kỳ giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư đồng thời phát hiện được các bệnh lý khác ở trực tràng như viêm loét trực tràng, polyp trực tràng, bệnh viêm ruột, xuất huyết,… từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả điều trị: Ung thư trực tràng có thể được điều trị bằng hóa trị và xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương tiền ung thư nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện cụ thể giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người chữa bệnh.
  • Cải thiện chất lượng sống và kéo dài cuộc sống: Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn những nguy cơ gây bệnh thường gặp đối với từng độ tuổi và đề xuất kế hoạch thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của Quý Khách. Qua đó, giúp kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống để hạnh phúc hơn.
Mục lục