Skip to main content
Wiki
< All Topics
Print
I. Số liệu về ung thư thực quản:

Theo thống kê của GLOBOCAN tại Việt Nam năm 2020, ung thư thực quản đứng thứ 9 về số ca tử vong do ung thư và thứ 13 về số ca mắc mới. Chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam đã có đến:

  • 3.281 ca mắc ung thư thực quản mới
  • 3.080 ca tử vong do ung thư thực quản
  • 95% trường hợp mắc ung thu thực quản ở độ tuổi trên 55
II. Đối tượng cần tầm soát ung thư thực quản:

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi người cần định kỳ đi khám sức khỏe – tầm soát ung thư 1-2 lần/năm. Tuy nhiên với căn bệnh ung thư thực quản, bạn cần đi sàng lọc ngay nếu có các biểu hiện sau:

  • Nuốt nghẹn, đau khi nuốt thức ăn
  • Sút cân không lý do
  • Đau họng, lưng, xương bả vai
  • Ho kéo dài, ho ra máu
  • Nôn và buồn nôn
  • Các biểu hiện khác: Mệt mỏi, da sạm khô, nghẹt thở khi ăn,…

Bên cạnh đó, các đối tượng sau đây cần lưu ý tầm soát ung thư thực quản kịp thời:

  • Ung thư thực quản thường xảy ra ở người lớn trên 45 tuổi và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới gấp 3 lần.
  • Nguyên nhân gây ung thư thực quản hàng đầu là thói quen hút thuốc lá thường xuyên và kéo dài.
  • Người đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, Barrett thực quản, tổn thương thực quản, co thắt tâm vị không được điều trị, túi thừa thực quản, loét thực quản,…
  • Gia đình có người đã từng mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Lối sống không lành mạnh: sử dụng nhiều rượu bia, thức uống có cồn, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng,…
  • Chế độ ăn ít rau xanh, trái cây và củ quả, không cung cấp đủ hàm lượng chất xơ cho cơ thể.
  • Bị ảnh hưởng của các căn bệnh khác như béo phì, đái tháo đường type II, khó nuốt do cơ vòng thực quản không giãn ra.
  • Đang xạ trị ung thư cho vùng ngực hoặc phần bụng trên.
III. Lợi ích của việc tầm soát ung thư thực quản:

Gói tầm soát ung thư thực quản sẽ giúp bệnh nhân kiểm tra toàn bộ thực quản, xác định các dấu hiệu, biểu hiện bất thường nhằm phát hiện ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở thực quản.

1.Phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm để điều trị kịp thời:

Ung thư thực quản khó phát hiện do không có triệu chứng và biểu hiện thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, tầm soát ung thư thực quản định kỳ giúp bệnh nhân nhận biết nguy cơ gây ung thư ở giai đoạn sớm để có phương pháp can thiệp kịp thời

2.Phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý thực quản:

Tầm soát ung thư thực quản định kỳ giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư không biểu hiện triệu chứng và các bệnh lý ở thực quản như viêm loét thực quản, khối u thực quản… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

3.Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả điều trị:

Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người chữa bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công và tiên lượng sống 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản khi tế bào ung thư còn ở giới hạn niêm mạc là khoảng 80%.

4.Cải thiện chất lượng sống và kéo dài cuộc sống:

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn những nguy cơ gây bệnh thường gặp đối với từng độ tuổi và đề xuất kế hoạch thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Qua đó, giúp kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống để hạnh phúc hơn.

Mục lục