Skip to main content
Wiki
< All Topics
Print
I. Số liệu về ung thư tá tràng:

Ung thư tá tràng là một loại ung thư hiếm gặp nhưng lây lan nhanh tại ruột non. Ung thư tá tràng còn được gọi là ung thư biểu mô tuyến tá tràng.

  • 68.3% Tỉ lệ trung bình tiên lượng sống trên 5 năm đối với bệnh nhân ung thư ruột non.
  • 84.9% Tiên lượng sống 5 năm nếu bệnh nhân ung thư ruột non được phát hiện sớm ở giai đoạn khu trú.
II. Đối tượng cần tầm soát ung thư tá tràng:

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi người cần định kỳ đi khám sức khỏe – tầm soát ung thư 1-2 lần/năm. Tuy nhiên với căn bệnh ung thư tá tràng, bạn cần đi sàng lọc ngay nếu có các biểu hiện sau:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Sụt cân không chủ đích, không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Khối u phát triển lớn ở tá tràng gây tắc nghẽn lưu thông thức ăn hay còn gọi là bệnh lý tắc ruột.
  • Vàng da: Khi khối u ở tá tràng chặn ống mật, một sắc tố mật gọi là Bilirubin có thể tích tụ khiến da và lòng trắng mắt chuyển vàng.

Bên cạnh đó, các đối tượng sau đây cần lưu ý tầm soát ung thư tá tràng kịp thời:

  • Độ tuổi: Hầu hết các trường hợp ung thư tá tràng được phát hiện trong độ tuổi từ 60 đến 70.
  • Các hội chứng ung thư di truyền gia đình: Những hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tá tràng như bệnh xơ nang, hội chứng Lynchbệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP), hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) và polyp liên quan đến MUTYH.
  • Chế độ ăn: Ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm hun khói, ăn mặn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tá tràng, ung thư ruột non.
  • Thuốc lá và rượu: Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tá tràng.
  • Tiền sử bệnh lý đường ruột: Bệnh Crohnbệnh viêm ruột mạn tính (IBD), bệnh Celiac, viêm dạ dàyloét dạ dày – tá tràng.
  • Polyp tá tràng: Có polyp tá tràng (khối u nhỏ, lành tính).
III. Lợi ích của việc tầm soát ung thư tá tràng:

Gói tầm soát ung thư tá tràng ngoài việc giúp phát hiện sớm ung thư tá tràng ngay còn giúp khảo sát các bệnh lý lành tính ở tá tràng như viêm tá tràng, loét tá tràng, ung thư tá tràng,…

1.Phát hiện ung thư tá tràng giai đoạn sớm để điều trị kịp thời:

Tầm soát ung thư tá tràng định kỳ sẽ giúp nhận biết nguy cơ gây ung thư ở giai đoạn sớm để có các phương pháp can thiệp kịp thời. Ung thư tá tràng khó phát hiện do không có triệu chứng trong giai đoạn sớm và biểu hiện thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

2.Phát hiện kịp thời các bệnh lý tá tràng:

Tầm soát ung thư tá tràng định kỳ không chỉ giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư không biểu hiện triệu chứng, mà còn phát hiện được các bệnh lý ở tá tràng như loét tá tràng, bệnh Crohn, khối u tá tràng,… Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

3.Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả điều trị:

Phát hiện sớm ung thư tá tràng giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người chữa bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công và tiên lượng sống 5 năm của bệnh nhân ung thư tá tràng khi tế bào ung thư còn giới hạn ở niêm mạc là khoảng 83%

4.Cải thiện chất lượng sống và kéo dài cuộc sống:

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn những nguy cơ gây bệnh thường gặp đối với từng độ tuổi và đề xuất kế hoạch thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của Quý Khách. Qua đó, giúp kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống để hạnh phúc hơn.

Mục lục