Bệnh mỡ máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu thường xảy ra ở những người trung tuổi và cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay hiện trạng rối loạn chuyển hóa đang dần trẻ hóa. Nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn và sinh hoạt không lành mạnh. Nhưng nếu không may mắc phải, chúng ta cần có chế độ ăn khoa học và bổ sung những loại thực phẩm tốt cho việc rối loạn của chúng ta.
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Hạt ngũ cốc rất giàu các chất xơ bão hòa, có tác dụng giảm hấp thu, giảm cholesterol và chất béo trong máu. Từ đó, giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa ít chất béo và giúp bạn cảm thấy no, không muốn ăn vặt.
Nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt với lượng ít nhất là 1 khẩu phần ăn mỗi ngày để thay thế chế độ ăn nhiều dầu mỡ.

2. Các loại đậu
Việc bổ sung các loại đậu vào bữa ăn được nhận định là có hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu. Nguyên nhân do trong đậu chứa một hàm lượng chất xơ và vitamin có tác dụng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Nên ăn từ 2-3 bữa ăn chế biến từ đậu mỗi tuần. Có thể luộc, hoặc chế biến bằng dầu thực vật để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

3. Dầu ôliu
Dầu ôliu chứa hàm lượng triglyceride thấp, được dùng thay thế các loại chất béo no, giúp giảm cholesterol xấu và duy trì cholesterol tốt cho cơ thể. Vì vậy dầu ôliu được đánh giá là một thực phẩm tốt cho việc giảm mỡ máu. Tuy nhiên, mỗi người chỉ nên dùng tối đa 2 thìa canh dầu ôliu/ngày. Do trong thành phần của nó chứa hàm lượng calories khá cao.

4. Dưa chuột tốt cho người máu nhiễm mỡ

Dưa chuột chứa nhiều chất xơ có khả năng cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol vào máu. Đồng thời, có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, dưa chuột còn có nhiều tác dụng khác như thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu…
Ăn đều đặn một quả dưa chuột mỗi ngày hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường và các biến cố về tim mạch.
5. Súp lơ nên dùng cho người mỡ máu
Súp lơ là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid. Flavonoid có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch giúp giảm mỡ máu. Ngoài ra, súp lơ còn có thể ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Để các thành phần trong súp lơ phát huy hết tác dụng, mỗi người nên ăn khoảng 500 gram súp lơ luộc mỗi ngày.

6. Mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều khoáng chất có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ máu, nâng cao sức đề kháng. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nhờ khả năng kích thích bài tiết insulin. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không nên sử dụng quá 2 quả mướp đắng trong mỗi bữa ăn và không tiêu thụ quá 4 lần/tuần.

7. Cần tây
Cần tây là thực phẩm giàu vitamin, chất xơ có tác dụng làm tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cần tây giúp loại bỏ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Một nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên ăn cần tây giúp giảm cholesterol, mỡ máu rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp. Chúng ta nên ăn 4-8 cọng cần tây mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe.

8. Táo

Ăn táo giúp giảm hấp thu cholesterol.
Trong táo chứa 1 loại chất xơ tan trong nước có tên là pectin. Chất này khi vào trong cơ thể sẽ làm tăng độ nhớt đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu cholesterol. Từ đó giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm mỡ máu. Tuy nhiên, trong táo có chứa đường nên những bệnh nhân mắc đái tháo đường không nên sử dụng nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả táo để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
9. Người bệnh máu nhiễm mỡ nên tăng cường ăn chuối
Chuối được sử dụng trong hỗ trợ giảm mỡ máu do thành phần có chứa nhiều chất xơ, vitamin C và ít các chất béo. Đặc biệt là phần cuống quả có tác dụng giảm cholesterol máu rất tốt.
Bình thường mỗi người có thể ăn 1-3 quả chuối mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên ăn 1 quả mỗi ngày do chuối có chứa 1 lượng lớn calo có nguồn gốc từ tinh bột.

10. Các loại cá
Một số loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích… có tác dụng giảm mỡ máu do có chứa omega-3, một chất béo không no có tác dụng làm giảm triglyceride và tăng cholesterol tốt cho cơ thể. Do đó, việc bổ sung các loại cá này trong bữa ăn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não.

Để giảm mỡ máu, nên ăn cá 2 – 3 lần/tuần. Đồng thời sử dụng dầu thực vật để chế biến thức ăn thay vì mỡ động vật.
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ bệnh bệnh mỡ máu như SaraFine của Fujina, một thương hiệu đến từ Nhật Bản.
Càn Nguyên hi vọng với những thông tin trên sẽ góp phần vào việc nâng cao sức khỏe của bạn.
Nguồn: https://bvquan5.medinet.gov.vn